Được tạo bởi Blogger.
RSS

Phong thủy cửa cổng

Phong thủy cửa cổng

Cua cong căn nhà chính là biểu tượng bên ngoài cùng cho sự phân cách không gian trong và ngoài, đồng thời cũng là nơi lưu thông khí. Cửa của căn nhà tiếp nhận không khí lưu thông của thế giới bên ngoài. Nó quan trọng như bộ phận miệng của cơ thể con người – là nơi tiếp nhận thức ăn cho cơ thể. Một cửa lớn tốt có thể đẩy cao vận thế của con người trong thế giới bên ngoài. Vì thế, cánh cửa chính của căn nhà phải được bố trí như thế nào là điều cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế cửa cổng chính


Ba điều nên thấy khi bước vào cổng nhà

Khi mở cua cong nhìn thấy màu đỏ, cũng có thể gọi là khi mở cửa được nhìn thấy điều vui vẻ tốt lành. Khi vừa bước vào cửa nhìn thấy ngay bức tường hoặc các đồ trang trí màu đỏ khiến cho người ta có cảm giác vui vẻ nhẹ nhàng, tinh thần ấm áp, phấn chấn.

Khi mở cua cong nhìn thấy màu xanh cây cối: điều này khiến cho con người cảm thấy yêu đời, lại giúp cho mắt cảm thấy thoải mái hơn.

Khi bước vào cổng nhìn thấy các bức tranh: một bức tranh hay một tác phẩm nhỏ nhắn, lịch sự cho thấy khả năng kiềm chế tình cảm của chủ nhà, đồng thời nó còn làm giảm cảm giác vội vã của người vừa bước vào nhà.

Ba điều không nên để thấy khi bước vào cổng nhà

Bước vào cổng nhìn thấy nhà bếp: Nhà bếp có liên hệ mật thiết với lửa. Nếu như vừa bước vào nhà mà nhìn thấy nhà bếp, khí nóng xộc vào người, như vậy sẽ khiến cho tài lộc không thể vào nhà được.

Bước vào cổng nhìn thấy nhà vệ sinh: Người bước vào cổng nhà mà thấy nhà vệ sinh sẽ đối diện trực tiếp với các luồng khí bẩn từ nhà xuất ra. Người bước vào nhà sẽ bị phản cảm, có cảm giác chủ nhà dùng khí bẩn để chào đón mình.

Khi bước vào nhà nhìn thấy gương: Gương sẽ phản xạ tài khí ra bên ngoài, nếu như không phải cổng nhà dùng để chống lại những điều không tốt hay sự ô uế bẩn thỉu thì không nên để gương đối diện với cửa lớn.

Hai điều cấm kị của cổng nhà

Dầm ngang đè lên cửa: Dầm ngang sẽ khiến cho con người có cảm giác bị áp chế. Người trong nhà thường xuyên sống dưới kiểu thiết kế như vậy sẽ không thể nào vươn lên được, cả đời chỉ núp sau lưng người khác, không thể làm được điều mình muốn, lúc nào cũng bị đè nén.

Hình dáng cổng được làm theo hình vòm: Hình vòm giống như hình bia mộ, đây là điều cực kỳ xui xẻo. Khi trang trí cổng nhà cần phải đặc biệt lưu ý tránh điều này.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cửa cổng giúp bảo vệ ngôi nhà thân yêu của bạn

Cửa cổng giúp bảo vệ ngôi nhà thân yêu của bạn

Ngôi nhà cần được bảo vệ, che chắn, tránh các tác động xấu từ môi trường bên ngoài cũng như giữ gìn nội khí cho cuộc đất, nên tường rào, cua cong là rất cần thiết, và phải bố trí sao cho phù hợp.


Đối với ngôi nhà của bạn có mặt tiền hướng tây nắng gắt, theo chúng tôi bạn có thể làm tường rào vừa đủ giảm bức xạ nóng bức mà vẫn có khoảng thông gió cần thiết.



Tuy nhiên, cần lưu ý kiểu cách thiết kế tường rào và sử dụng các vật liệu có bề mặt “mềm” để tránh làm cho tường rào quá khô cứng và đơn điệu. Ví dụ như đá ong, gạch trồng cỏ, bông gió đục lỗ... là những vật liệu có tính xốp, hợp với mảng tường rào xây cao, vừa cản nóng vừa thông thoáng được. Trồng cây và thêm mảng cỏ gần tường rào cũng là cách giảm bớt bức xạ tích tụ trước vỉa hè và mặt sân.


Nạp khí gồm địa khí và môn khí. Địa khí là khí trong đất tại nơi làm nhà. Môn khí là khí từ cổng, cửa lớn vào nhà. Trong phong thủy, cửa lớn đối với người cư trú có quan hệ mật thiết và vô cùng quan trọng. Nó được coi là miệng nạp khí vì:

- Cửa lớn con đường để khí ra vào; là lối đi chính để mọi người ra vào ngôi nhà. Đây cũng được xem như bộ mặt biểu trưng cho sự hưng suy của gia đình.

- Điềm dữ lành của ngôi nhà đều phát sinh tại cửa lớn. Nhà nhận khí từ cửa. Trên thì tiếp khí trời, dưới thì nhận khí đất. Nên cửa lớn được gọi là miệng nạp khí.


- Cửa lớn đặt đúng vị trí có thể tiếp nhận năng lượng tự nhiên. Điều này có lợi cho sức khỏe và công danh của gia chủ.

Để cửa lớn có thể nạp được vượng khí thì phải xem xét đến vị trí của nó cùng hướng nhìn ra, kích cỡ cửa, chất liệu làm cửa và môi trường xung quanh. Cụ thể như sau:

- Cửa ra vào nên đặt lệch sang phía bên tay trái tính từ trong nhà nhìn ra.
- Kích cỡ cửa chính cần vừa phải. Còn với cửa hàng và công sở thì cửa chính cần to, rộng.
- Không nên trang trí rườm rà, nhiều góc cạnh, lồi lõm ở bề mặt ngoài cửa chính.
- Chọn chất liệu dày, chắc, khỏe để làm cửa lớn. Khung cửa không nên dùng tấm kim loại hàn hoặc bắt ốc vít thanh trụ. Nếu khung cửa vẹo, lệch cần sửa chữa, điều chỉnh lại.
- Khi chọn vị trí cho cửa lớn, phải chú ý đến cảnh quan môi trường xung quanh. Nếu xét về phong thủy có khuyết điểm không thể khắc phục thì phải chọn vị trí khác.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cửa cổng bền, đẹp

Cửa cổng bền, đẹp



Đối với nhiều ngôi nhà có diện tích rộng, đôi khi gia chủ muốn bố trí cửa đi mở ra nhiều mặt nhà nhằm thoáng khí...... 



Thực chất ngôi nhà nào cũng có nhiều cửa (cửa cuốn, cửa trước, sau, bên...) tùy theo hình thế đất đai và tính chất sử dụng. Nhưng cần lưu ý, khoa phong thủy phân biệt rạch ròi chính - phụ và luôn xác định mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình chỉ nên có một bộ cửa chính. Các cua cong, cửa hậu, cửa bên... đều chỉ là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở hướng và kích thước của cửa chính. Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (hướng nắng, gió, điểm nhìn...) sẽ phải điều chỉnh cửa hoặc xây bít hẳn cửa chính và mở cửa chính ở một nơi khác. Cửa chính thường là cửa lớn nhất trong nhà. Tuy nhiên, việc mở cửa khác ở một số nơi là điều không thể. Khi đó cần phải tư vấn kiến trúc sư để có giải pháp phù hợp.


Việc kiêng kỵ nhà mở nhiều của xuất phát từ câu "Đa môn tắc đa khẩu", tức là nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, làm cho nắng và gió vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây ra rối loạn trường khí, người đi ra đi vào gây phức tạp trong kiểm soát an ninh. Tuy nhiên, nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu - trước rộng, sau hẹp - để thu hút nguồn khí vào nhà. Cần lưu ý các cửa không nên thẳng hàng nhau. Các cửa nếu đã lỡ mở nhiều thì có thể điều chỉnh bằng cách đặt chậu cảnh hay vật trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ dòng khí dẫn vào nhà. Cũng nên dùng loại cửa kính có dán mờ một phần (nhất là với hướng nắng gắt) hoặc đóng hẳn cửa lại nếu không sử dụng thường xuyên.

Đối với nhiều ngôi nhà có diện tích rộng, đôi khi gia chủ muốn bố trí cửa đi mở ra nhiều mặt nhà nhằm thoáng khí. Lại có nhiều người cho rằng xét về mặt phong thủy, đó là điều không tốt. Tuy nhiên, ở trường hợp nào cũng có giải pháp.


Các loại cua cong đẹp:






  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Chọn hướng cửa nhà cửa cổng hợp phong thủy

Chọn hướng cửa nhà cửa cổng hợp phong thủy

Trong phong thủy việc chọn hướng nhà rất quan trọng nó ảnh hướng đến sinh hoạt đời sống của tất cả mọi thành viên sống trong ngôi nhà. Với những ngôi nhà có sự thông thoáng trước cổng chính sẽ giúp ngôi nhà luôn có vượng khí.


Mỗi hướng nhà sẽ được lựa chọn hợp với gia chủ thuộc Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch. Để vận dụng được cách tính này có nhiều ý kiến khác nhau và lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên hướng nhà tốt.

Công việc của nhà phong thủy là tìm ra trường khí tốt để bố trí các không gian ngôi nhà 1 cách hợp lý nhất. Một ngôi nhà có trường khí tốt sẽ làm cho những người trong ngôi nhà hòa hợp, làm ăn thịnh vượng.

Có nhiều người quan niệm chỉ cần chọn hướng nhà còn hướng cửa cổng thì không quan trọng. Đây là quan niệm không đúng. Bởi vì trong phong thủy mỗi chi tiết của ngôi nhà đều mang một yếu tố riêng của nó.

Cách bố trí cua cong của ngôi nhà cũng rất quan trọng vì nó giúp che chắn bảo vệ ngôi nhà với các trường khí xấu bên ngoài. Hướng cổng cũng cần bố trí đúng hướng của gia chủ.

Chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với ngũ hành, cung mệnh của gia chủ.

cua cong

Người mệnh thổ, cổng nên xây hình vuông vức kết hợp tường xây gạch đá có màu vàng và nâu là phù hợp.

Với gia chủ mệnh kim nên làm cổng có hình dáng vòm cong tròn màu sáng, trắng, bạc.

Các gia chủ mệnh thủy nên lưu ý hơn, gam màu chủ yếu của cổng là màu xanh biển và màu đen. Hoa văn uốn lượn tạo sự mềm mại.

Những loại cua cong làm bằng sắt hoặc bằng gỗ sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh mộc.

Trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vắt chéo sơn màu đỏ, nâu, hay cổng bên trên có mái ngói đỏ để dùng cho gia chủ mệnh hỏa.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cửa cổng sắt cho ngôi nhà đẹp

Cửa cổng sắt cho ngôi nhà đẹp



Cổng nhà là không gian chuyển tiếp, tạo khoảng đệm giữa bên ngoài với sân vườn nhà. Thiết kế cua cong là khâu đặc biệt quan trọng vì làm tăng vẻ đẹp và sự thống nhất cho toàn bộ ngôi nhà.



Trong tổng thể công trình, cua cong sat luôn đứng ở vị trí quan trọng, kết nối chặt chẽ về mặt thị giác với công trình.

Cổng đẹp cho nhà thêm xinh 

cua cong

Cua cong hiện nay thiên về các hình thức đơn giản, từ chi tiết đến tổng thể bằng cách lược bớt các yếu tố không cần thiết. 



Ngăn cách kết nối tự nhiên giữa cổng và ngôi nhà đặc biệt tạo hiệu quả vào ban đêm khi bạn khéo léo bố trí thêm các loại đèn hắt giấu nguồn sáng trong các bụi cây để ánh sáng phản chiếu một phần cửa cổng, tạo ra một số hiệu ứng ánh sáng hiệu quả cao với thị giác.

Được sử dụng khá nhiều vì gỗ là loại vật liệu dễ thi công, gần gũi với con người, kiểu dáng đa dạng với các chi tiết to bản do đặc thù của gỗ. Kiểu cổng này thích hợp với những khu vườn và ngôi nhà có thiết kế đơn giản, thiên về tự nhiên. Vẻ đẹp mộc mạc của gỗ sẽ làm tăng thêm sự bình yên cho khu vườn.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại vật liệu này là hay bị mối mọt, cong vênh hoặc nứt dọc theo các thớ gỗ. Do đó khi thiết kế, mua gỗ, bạn nên chọn các loại gỗ có độ bền cao, chống lại sự xâm nhập của mối mọt như đinh, sến, táu hoặc gỗ hương. Có thể kết hợp thêm loại vật liệu thép để tăng thêm độ cứng và tính kiên cố cho cổng.



Cua cong gỗ ngày càng phổ biến và thiên về các hình thức nhẹ nhàng. Không đặt nhiệm vụ chống xâm nhập lên hàng đầu mà cổng được thiết kế mềm mại tạo sự thân thiện, hòa với thiên nhiên càng tôn lên vẻ đẹp của công trình cũng như sự cởi mở, thân thiện của chủ nhà.

Hiện nay chất liệu sắt thường được sử dụng nhiều để làm cổng vì có độ bền khá cao, dễ thi công, tạo ra sự đa dạng về kiểu dáng và thường là các loại cổng thoáng.
Công nghệ uốn và đúc thép hiện nay có thể tạo ra rất nhiều chi tiết mỹ thuật theo đúng ý đồ thiết kế của kiến trúc sư, tạo nên nét duyên dáng, kiểu cách sang trọng cho mỗi khu vườn.
Tuy nhiên, cổng sắt dễ bị gỉ sét, làm giảm tuổi thọ của cửa. Bạn có thể khắc phục bằng cách chọn loại thép mới, khi thi công cần xử lý kỹ các mối hàn, làm sạch, chống gỉ sau đó mới sơn màu. Cần định kỳ sơn lại vài năm một lần.


Những cánh cổng “xanh” 


cua cong


Đây là cách làm rất thú vị tạo nên nét duyên dáng và mềm mại cho cổng nhà. Những chiếc cổng kiểu này thường được làm bằng các hàng rào cây và được xén tỉa gọn, đẹp, thân thiện với môi trường, nhưng cũng khá công phu trong việc chăm sóc và mang yếu tố trang trí, phân cách nhiều hơn là an toàn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cửa cổng cho nhà thêm xinh

Cửa cổng cho nhà thêm xinh

Cổng nhà là không gian chuyển tiếp, tạo khoảng đệm giữa bên ngoài với sân vườn nhà. Thiết kế cua cong đặc biệt quan trọng vì làm tăng tính thẩm mỹ và sự thống nhất cho toàn bộ ngôi nhà. 


Cua cong hiện nay thiên về các hình thức đơn giản, từ chi tiết đến tổng thể bằng cách lược bớt các yếu tố không cần thiết. 
Với những căn biệt thự có sân vườn rộng, bạn nên chọn loại cổng thưa nhưng vẫn đảm bảo an toàn và nó thường được làm bằng thép, được sơn màu dịu mát như xanh, xanh ghi vì những màu này hài hòa với cây cảnh bên trong vường. Với những ngôi nhà có sẵn vườn nhỏ và hạn chế về tầm nhìn nên sử dụng loại cổng thưa có các nan không quá to.
Những cánh cổng gỗ truyền thống
Được sử dụng khá nhiều vì gỗ là loại vật liệu dễ thi công, gắn gũi với con người, kiểu dáng dáng đa dạng với các chi tiết to bản do đặc thù của gỗ.
Nhược điểm của loại vật liệu này là hay bị mối mọt, cong vênh hoặc nứt dọc theo các thớ gỗ. Do đó khi thiết kế, mua gỗ, bạn nên chọn các loại gỗ có độ bền cao như đinh, sến, táu, hoặc gỗ hương... để chống lại sự xâm nhập của mối mọt. 

Cổng vườn bằng sắt


Độ bền khá cao, dễ thi công, tạo ra sự đa dạng về kiểu dáng và thường là các loại cổng thoáng. Công nghệ uốn và đúc thép hiện nay có thể tạo ra rất nhiều chi tiết mỹ thuật theo dùng ý đồ thiết kế của kiến trúc sư, tạo nên nét duyên dáng, kiểu cách sang trọng cho mỗi khu vườn.

cua cong


Tuy nhiên, cổng sắt dễ bị gỉ, làm giảm tuổi thọ của cửa. Cần định kì sơn lại vài năm một lần

Những cánh cổng “xanh”


Đây là cách làm rất thú vị tạo nên nét duyên dáng và mềm mại cho cổng nhà. Những chiếc cửa cổng kiểu này thường được làm bằng các hàng rào cây và được xén tỉa gọn, đẹp, thân thiện với môi trường, nhưng cũng khá cồng phu trong việc chăm sóc và mang yếu tố trang trí, phân cách nhiều hơn là an toàn.
Bạn có thể kết hợp hệ khung thép với các dây leo bám và rũ trên cổng sắt vừa đảm bảo an ninh, vừa tạo dáng và mềm mại cho cổng.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cửa cổng phù hợp với phong thủy

Cửa cổng phù hợp với phong thủy

Cua cong là một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn và mộc mạc cho nhà vườn. Vì thế, xây cổng cũng cần chú ý đến một số điểm để hợp với phong thủy của khu nhà.

cua cong


Cua cong nhà vườn là một điểm đến để lại ấn tượng đầu tiên khi khách bước vào nhà. Cổng nhà vườn lại thiên về vẻ đẹp thanh mảnh, mộc mạc của vùng thôn quê yên bình. Để góp phần đem lại sự đồng nhất cho không gian thì cổng nhà vườn thường chọn những chất liệu thân thuộc với thiên nhiên như gỗ, tre, nứa… 

Làm cổng là một nghệ thuật. Theo nguyên lý “tụ khí”, cổng phải đón được khí, lại có thể tụ khí, không để khí bị đè chết. Nhà vườn luôn có ưu thế về diện tích nên khi xây, đặt cổng, gia chủ có thể thoải mái chọn vị trí cho nó. 

Với mục đích tạo cảnh quan và đường đi cho khí, con đường phía trước cổng nhà nên có hình dạng cong tạo thành hình chữ chi giúp các luồng khí được lưu thông thuận lợi. 

Kích thước cua cong nên phù hợp với kích thước của ngôi nhà. Nếu cổng quá rộng so với ngôi nhà, vận mệnh của bạn sẽ bị tác động xấu. Nếu nó quá nhỏ, khí bị hạn chế và gây ra bất đồng trong gia đình.

Nên xây cổng cao hơn mặt đường bởi nếu cửa cổng nhà bạn nằm ở vị trí thấp hơn so với mặt đường sẽ tạo ra phong thủy không tốt vì nó hạn chế khí và khiến các thành viên trong nhà cảm thấy bất ổn và bị mắc kẹt. Để hóa giải nó bạn hãy giữ lối đi từ cổng vào nhà được sáng sủa và trồng nhiều cây.

Từ cổng vào nhà nên tạo khoảng không gian rộng rãi, bằng phẳng. 
Do nhà vườn thường có diện tích rộng, khi bố trí cổng cần cách nhà một khoảng nhất định và tạo một khuôn viên xanh nhỏ từ cổng dẫn vào nhà sẽ giúp không khí xung quanh luôn trong lành, tươi mát. Con người hòa cùng môi trường trong lành, đất đai bằng phẳng, rộng thoáng giúp tâm hồn cũng thấy tĩnh tại, nhẹ nhõm hơn khi bước vào nhà.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Những căn nhà dưới lòng đất

Những căn nhà dưới lòng đất



Việc "cư trú" dưới lòng đất không hề tối tăm như người ta vẫn nghĩ mà ngược lại những căn nhà dưới lòng đất còn càng thêm ấm cúng.



Tòa nhà Estate Lättenstrasse chụp bởi Peter Vetsch ở Dietikon, Thụy Sĩ. Trái ngược với giá lạnh bên ngoài, không gian bên trong ngôi nhà rất ấm cúng


Mặc dù tựa vào sườn đồi nhưng tòa nhà Dolder House ở Widen, Thụy Sĩ vẫn đầy đủ ánh sáng với góc nhìn rộng



Căn nhà Pallavincini House, Thụy Sĩ cũng rất ấm cúng trong mùa Đông và rực nắng khi đến Hè


Khu nhà Eco House Bolton ở Anh được phủ xung quanh bởi cỏ xanh nhưng vẫn rất tiện nghi và thanh lịch



Căn nhà Malator ở xứ Wales hướng ra biển này là mơ ước của nhiều người với cảnh quan không thể đẹp hơn


Căn nhà Marshall House ở đảo Phillip, Úc là một thiết kế khá mạnh bạo với khoảng sân rộng hình vuông bên trong tòa nhà. Xung quanh được bao phủ bởi những triền đồi thấp và gần biển



Căn nhà Dune House ở Bãi biển Atlantic, Florida giống như đôi mắt nhìn ra khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh



Nằm lọt thỏm trên một triền đồi, Mountain House ở Vals, Thụy Sĩ trông rất khác biệt so với kiến trúc xung quanh



Tòa nhà Wilkinson Residence ở Portland, Oregon (Mỹ) thực sự gần gũi với thiên nhiên khi bốn bề xung quanh là cây cối



Cánh cửa bằng gỗ dẫn xuống căn nhà Wooden Wonders thực sự rất dễ thương với nhiều màu sắc nổi bật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cửa cổng trong kiến trúc xây dựng

Cửa cổng trong kiến trúc xây dựng

Cua cong là điểm đến đầu tiên, góp phần làm đẹp cho kiến trúc mỗi căn nhà, đồng thời phản ánh được phần nào tính cách, gu thẩm mỹ của gia chủ.

cua cong


Cua cong thường được thiết kế với dáng vẻ vững chắc để tạo cảm giác yên tâm cho người sử dụng. Vật liệu xây dựng cổng khá phong phú từ gạch đá bê tông, đến sắt thép, inox... Nhằm tạo ra sự thân thiện, hài hòa cho cổng ngõ, gia chủ có thể trồng cây, tạo thêm hộc đèn chiếu sáng. Những "tiểu xảo" nhỏ này góp phần tạo thêm vẻ đẹp tươi mới cho hàng cổng vốn khô khan, cứng nhắc… mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc xây dựng

Ngoài ra, cua cong còn là một trong bảy mối quan hệ được quan tâm nhiều trong phong thủy, “cửa cổng, cửa cái, cửa phòng, cửa bếp, chủ nhà, bếp và hướng bếp”. Khi thiết kế cửa cổng, gia chủ cần lưu ý, định vị, chọn phương vị tốt, không bố trí thẳng “trực xung” với cửa cái (cửa chính) bởi “sinh khí đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng”. Gia chủ nên chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu cửa cổng sao cho hợp với trạch mệnh.

Cổng cho người ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, gạch đá màu vàng. Cổng cho người ngũ hành thuộc Kim nên có hình dáng cong tròn, màu ghi, trắng, vật liệu nên là kim loại. Tương tự như vậy, với những người ngũ hành thuộc Mộc, Hỏa, Thủy…
Trên mặt bằng, ta có thể thấy tổng thể chung của cổng tạo thành hình cánh cung, như hai cánh tay dang ra đón chào khách. Cổng kết hợp với việc tạo cảnh quan của triền núi phía trước tạo thành khu đón tiếp chung. Khu cảnh quan này trong tương lai có thể làm đài phun nước hoặc trồng hoa, tiểu cảnh trang trí, từ đó tạo điểm nhấn cho khu trước cổng. Khu tiểu cảnh có đường dạo giống như một công viên nhỏ, khách có thể lên đó chụp ảnh lưu niệm, trong tương lai có thể kết hợp với dự án khác trên núi tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh.

Cua cong khu biệt thự nhà vườn vùng bán sơn địa mang phong cách hiện đại, dễ hòa nhập khi các công trình khác. Bức tường chính trước cổng có dạng giật 3 cấp tạo nên nhịp điệu, các khe rỗng có song sắt mềm mại tạo cảm giác thoáng và hòa nhập giữa trong và ngoài, xóa đi cảm giác đóng kín khô khan. Toàn bộ tường kẻ rãnh ngang, sơn trắng hoặc vàng chanh tạo sự thống nhất cho tổng thể. Cánh cổng trang trí bằng hai cây thông ngụ ý mô tả tên của khu và tạo vẻ sang trọng, nét cá tính riêng cho khu. Đặc biệt, cây hoa tạo cảm giác hiền hòa, thân thiện.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cửa cổng nhà vườn đẹp

Cửa cổng nhà vườn đẹp

Cua cong là một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn và mộc mạc cho nhà vườn. Vì thế, xây cổng và cửa cổng cũng cần chú ý đến một số điểm sau đây để hợp với phong thủy của khu nhà.


Cua cong nhà vườn là một điểm đến để lại ấn tượng đầu tiên khi khách bước vào nhà. Khác với cửa cổng nhà phố, hiện đại và chắc chắn thì cửa cổng nhà vườn lại thiên về vẻ đẹp thanh mảnh, mộc mạc của vùng thôn quê yên bình. Để góp phần đem lại sự đồng nhất cho không gian thì cửa cổng nhà vườn thường chọn những chất liệu thân thuộc với thiên nhiên như gỗ, tre, nứa… Do vậy, để thiết kế một chiếc cua cong hợp phong thủy tương đối dễ dàng trong toàn bộ tổng thể nhà vườn.

cua cong


Làm cửa cổng là một nghệ thuật. Theo nguyên lý “tụ khí”, cổng phải đón được khí, lại có thể tụ khí, không để khí bị đè chết. Nhà vườn luôn có ưu thế về diện tích nên khi xây, đặt cổng, gia chủ có thể thoải mái chọn vị trí cho nó. Lưu ý rằng, cổng nên đặt ở phía trái của không gian phía trước nhà và đặt ở vị trí dễ tìm nhất. Nếu các vị khách của bạn thấy khó khăn khi tìm kiếm thì khí cũng sẽ thấy khó khăn giống như vậy.

cua cong

Với mục đích tạo cảnh quan và đường đi cho khí, con đường phía trước cổng nhà nên có hình dạng cong tạo thành hình chữ chi giúp các luồng khí được lưu thông thuận lợi. Nhờ đó khiến sự nghiệp của chủ nhân cũng được thuận buồm xuôi gió, nhà cửa êm ấm, hạnh phúc.


Kích thước cua cong nên phù hợp với kích thước của ngôi nhà. Nếu cổng quá rộng so với ngôi nhà, vận mệnh của bạn sẽ bị tác động xấu. Nếu nó quá nhỏ, khí bị hạn chế và gây ra bất đồng trong gia đình.
Theo quan niệm của phong thủy Trung Quốc, cổng nhà nói chung và cổng nhà vườn nói riêng nên thiết kế hình vòng cung úp xuống sẽ giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.


Quang cảnh nhà vườn luôn xanh mát với những bóng cây um tùm. Tuy nhiên, với cổng nhà thì nên chặt bớt các tán cây che phủ. Cổng cũng tượng trưng cho sự nghiệp nên bạn cần giữ nó sáng sủa nhất có thể. Bạn chỉ nên trồng thêm những cây hoa leo trên cổng và hàng rào nối với cổng để kích hoạt luồng khí tốt vào nhà và tăng cảm xúc cho khách ghé thăm.


Nên xây cổng cao hơn mặt đường bởi nếu cổng nhà bạn nằm ở vị trí thấp hơn so với mặt đường sẽ tạo ra phong thủy không tốt vì nó hạn chế khí và khiến các thành viên trong nhà cảm thấy bất ổn và bị mắc kẹt. Để hóa giải nó bạn hãy giữ lối đi từ cổng vào nhà được sáng sủa và trồng nhiều cây.


Từ cổng vào nhà nên tạo khoảng không gian rộng rãi, bằng phẳng. Khu vực này rộng rãi sẽ làm tầm nhìn được thông suốt, không gặp trở ngại gì. Không gian thoáng đãng cũng khiến tư duy của chủ nhân được khai thông, mạch lạc, tầm nhìn được vươn xa, việc học tập cũng như sự nghiệp đạt được nhiều thành công.


Do nhà vườn thường có diện tích rộng, khi bố trí cửa cổng cần cách nhà một khoảng nhất định và tạo một khuôn viên xanh nhỏ từ cổng dẫn vào nhà sẽ giúp không khí xung quanh luôn trong lành, tươi mát. Con người hòa cùng môi trường trong lành, đất đai bằng phẳng, rộng thoáng giúp tâm hồn cũng thấy tĩnh tại, nhẹ nhõm hơn khi bước vào nhà.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nhà sang nhà cửa cổng đẹp

Nhà sang nhà cửa cổng đẹp

Thiết kế cổng và lựa chọn cua cong có vai trò cực kỳ quan trọng, nó không chỉ có nhiệm bảo vệ an ninh căn nhà mà nó cũng là một mặt của tổng thể công trình. Cổng được thiết kế hợp lý nó sẽ làm tăng lên vẻ đẹp rất nhiều của ngôi nhà.


Cổng góp phần làm đẹp cho tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Khi được quan tâm thiết kế cổng là yếu tổ phản ánh được phần nào gu thẩm mỹ của gia chủ.




Trước đây cổng thường mang dáng vẻ vững chắc, kiên cố với hình vòm cung, vật liệu chủ yếu bằng đá, gạch tạo cảm giác bề thế. Hiện nay với nhiều loại vật liệu hiện đại như sắt, inox, gỗ... có dáng vẻ thanh ,ảnh, kiến trúc cổng mềm mại và sang trọng hơn.

Thiết kế cua cong nó phải phù hợp với diện tích tổng thể của ngôi nhà, nhiều gia chủ chỉ quan tâm thiết kế đến nhà nhưng không chú ý đến thiết kế cổng nên khi hoàn thiện ngôi nhà sẽ rất mất cân đối với ngôi nhà và cổng.
Xu hướng chọn kiểu dáng cua cong hiện nay thiên về hình thức đơn giản nhưng đảm bảo được vẻ sang trọng của căn nhà.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS